Phòng bếp là nơi khởi đầu cho bữa ăn ngon, là nơi sum họp gia đình, vì vậy khi bố trí phòng bếp nhà ống cần đảm bảo sự hài hòa và tiện nghi. Ngoài yếu tố đảm bảo công năng sử dụng thì hiện nay những mẫu phòng bếp nhà ống cần phải đảm bảo yếu tố về mặt thẩm mỹ, để tạo nên không gian sống hoàn hảo nhất cho gia đình.

Có rất nhiều ý tưởng thiết kế phòng bếp cho nhà ống hiện đại và tiện nghi. Tùy theo mong muốn và diện tích của phòng bếp nhà ống mà đưa ra phương án thiết kế, bố trí nội thất phòng bếp nhà ống hợp lý nhất. Phương án thiết kế không gian mở sử dụng kết hợp nhà bếp vào trung tâm của ngôi nhà với vẻ đẹp đơn giản nhưng thanh lịch góp phần bổ sung sự hoàn hảo cho ngôi nhà.

Bố trí bếp cho nhà ống thông với phòng khách, là một trong những ý tưởng thiết kế phòng bếp thông minh nhất hiện nay vừa đảm bảo yếu tố về thẩm mỹ, vừa đáp ứng sự rộng rãi và tiện nghi cho ngôi nhà. Với cách thiết kế không gian liên hoàn này sẽ tận dụng được tối đa diện tích không gian cũng như chi phí sắm sửa nội thất cho toàn bộ không gian.

Với thiết kế phòng bếp nhà ống liên thông với phòng khách, đảm bảo sự thuận tiện trong việc di chuyển mang đến không gian sống tập trung cho gia đình. Bạn có thể lựa chọn bố trí phòng bếp thành quầy bar mini để tăng tính thẩm mỹ cho không gian bếp.

Với diện tích nhà ống nhỏ hẹp, thì giải pháp thông minh để tiết kiệm tối đa diện tích cho không gian bếp chính là sử dụng nội thất nhà bếp thông minh. Gia chủ có thể lựa chọn thiết kế tủ bếp, kệ bếp âm tường, tủ bếp chìm, đa năng nhiều tầng, ô.. để đựng được nhiều đồ.


Lưu ý quan trọng khi lựa chọn các sản phẩm nội thất nhà bếp là nên lựa chọn các sản phẩm đơn giản, không nhiều chi tiết cầu kì phức tạp, với kích thước vừa phải để không chiếm quá nhiều diện tích.

Một trong những giải pháp cho phòng bếp nhà ống thêm rộng đó chính là kết hợp giữa màu sắc và ánh sáng để “đánh lừa thị giác”. Không gian phòng bếp nên sử dụng các gam màu trung tính nhẹ nhàng như: Gam màu nâu và màu kem kết hợp hài hòa, mang đến cảm giác nhẹ nhàng, ấm cúng.

Với diện tích nhà bếp chật hẹp, gia chủ nên ưu tiên thiết kế cửa sổ để tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên cho căn bếp thông thoáng hơn, cũng như giảm mùi cho nhà bếp. Với nhà bếp nào không thể thiết kế cửa sổ, thì cần có hệ thống đèn chiếu sáng bằng đèn trần hoặc đèn chùm.

Với cách bố trí nội thất phòng bếp nhà ống hợp lý và khoa học, đảm bảo sự tiện nghi và rộng rãi cho không gian phòng bếp. Bộ bàn ăn với ghế bọc nỉ màu xám sáng tô điểm không gian thêm hiện đại và tinh tế.

Nội thất nhà bếp thông minh và hiện đại mang đến sự rộng rãi và thoáng đãng cho không gian nhà bếp. Với thiết kế tủ bếp, kệ bếp tích hợp nhiều chức năng vô cùng tiện dụng, lưu trữ được nhiều đồ.

Thiết kế không gian phòng bếp sử dụng gam màu tươi sáng kết hợp với hệ thống đèn thả hiện đại và sử dụng hệ thống cửa kính nhằm tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên.

Không gian phòng bếp cho nhà ống hiện đại và thông thoáng với thiết kế thêm mẫu bàn quầy bar mini vô cùng sang chảnh. Thiết kế với tone trắng làm chủ đảo góp phầm làm bừng sáng cả không gian.


Tủ bếp là một trong những sản phẩm nội thất nhà bếp được chú trọng trong việc lựa chọn, nhằm tạo điểm nhấn cho không gian phòng bếp bắt mắt, hiện đại và ấm cúng hơn. Mẫu tủ bếp này với thiết kế hình chữ L nhỏ gọn, màu sắc tươi sáng đơn giản tạo không gian phòng bếp hài hòa hơn.

Với những ý tưởng thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống hiện đại và tiện nghi này hi vọng sẽ giúp nhiều gia chủ tìm thấy một ý tưởng thiết kế bếp cho nhà ống phù hợp nhất. Khi bố trí nội thất nhà bếp cần đảm bảo yếu tố hài hòa với các không gian khác để mang đến không gian sống tiện nghi nhất.
Bài viết liên quan
-
Thiết kế quán cafe độc đáo với kết cấu khung thép
01-01-1970 -
Bí quyết tạo điểm nhấn khi thiết kế quán cafe nhỏ
01-01-1970 -
Thiết kế quán cafe phong cách Bohemian
01-01-1970 -
Mẫu thiết kế quán cafe kết hợp nhà ở theo kiểu biệt thự vườn
01-01-1970 -
Ý tưởng thiết kế quán cafe không gian mở với phối cảnh linh hoạt
01-01-1970
Copyrights Thiet Ke Website by ungdungviet.vn